Trong những năm qua, Huyện luôn đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và đào tạo; đã thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, các điều kiện liên quan để giáo dục phát triển; Đặc biệt, huyện đã quan tâm mở rộng mô hình trường Phổ thông Dân tộc bán trú ở những nơi đủ điều kiện, tạo điều kiện để con em dân tộc Ba Nar được đến trường, ăn, ở, sinh hoạt, học tập tốt nhất, góp phần duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn. Đến nay, toàn huyện đã có 52 đơn vị trường học với gần 17.000 học sinh; Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên bố trí cơ bản đầy đủ, được đào tạo bồi dưỡng, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo.
Đồng chí Huỳnh Minh Thuận-Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Đáp lại sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các trường học đã vượt qua nhiều khó khăn, không ngừng nỗ lực phấn đấu thi đua “Dạy tốt, học tốt”, xây dựng trường học chất lượng, thân thiện, xanh-sạch-đẹp, tỷ lệ học sinh khá, giỏi, học sinh giỏi các cấp ngày càng tăng; Đặc biệt, các trường học vùng đặc biệt khó khăn đã có nhiều tiến bộ trong công tác giảng dạy, chăm sóc, giáo dục học sinh, các thầy cô giáo đã tích cực vừa dạy, vừa đưa-đón học sinh đến trường, chăm sóc, nuôi dưỡng ân cần, chu đáo, giúp các em phát triển toàn diện cả về kiến thức, lẫn kỹ năng, là hành trang cho cuộc sống trong tương lai các em. Đến nay huyện Kbang có 27 trường học đạt chuẩn quốc gia, duy trì và ngày càng nâng cao kết quả đạt chuẩn Phổ cập giáo dục-xoá mù chữ.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện
Tuy nhiên, công tác duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất định, nhất là đối với vùng đặc biệt khó khăn; học sinh ra lớp có lúc chưa đầy đủ, nhất là sau những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, vào mùa thu hoạch nông sản hoặc tham gia các hoạt động lễ hội theo phong tục của người Ba Nar…; một số em nghỉ dài ngày, bỏ học sớm để tham gia lao động cùng gia đình…dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao, trình độ dân trí thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội.
Đồng chí Lê Thanh Hải-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo
Tại Hội nghị đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian đến:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các ban, ngành đoàn thể tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp trong Kế hoạch số 524/KH-UBND ngày 14/4/2017 của UBND huyện về duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo các chế độ chính sách đối với giáo viên, học sinh . Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu nêu trong Kế hoạch.
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp, tổ chức biên chế lớp, học sinh, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phù hợp theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” gắn với tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
- Trong thời gian tới, sau khi có ý kiến của UBND tỉnh, UBND huyện chỉ đạo ngành giáo dục phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát, lập Đề án sáp nhập trường Tiểu học với các trường THCS trên cùng một địa bàn xã theo đúng quy định.
- Chỉ đạo rà soát xây dựng trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng giáo dục, hoàn thành chương trình theo đúng thời gian quy định, kế hoạch hoàn thành chương trình Tiểu học, xét tốt nghiệp THCS và tuyển sinh năm học mới, kế hoạch tổng kết năm học, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ trong dịp hè, chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới.
- Rà soát, bố trí, sắp xếp biên chế lớp, điều động luân chuyển cán bộ, giáo viên, nhân viên; tiến hành sáp nhập các trường Tiểu học và THCS ở những nơi có đủ điều kiện để ổn định hoạt động dạy và học ngay từ đầu năm học mới
Tuyết Mai-Văn phòng HĐND-UBND huyện